Thursday, July 29, 2010

Hồi ký Linh Phương - kỳ 3


- Kỳ 3 -


Linh Phương tác giả bài thơ “ Kỷ Vật Cho Em “. Và cũng chính vì nguyên nhân đó mà tôi trở nên một con người nhiều huyền thoại như báo Đuốc Nhà Nam đã viết khi phỏng vấn .Trong những người “ thích đùa “ có một nhân vật tên Bửu Đức, mặc quân phục Nhảy Dù, mang cấp bậc Thiếu Tá cụt một chân . Ông thường đến phòng trà Ritz nhận mình là Linh Phương tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em , và ông hát bản nhạc này. Ông hát rất hay khiến không ai không rơi lệ, bởi vì họ cũng có chồng, có người yêu, người thân đang chiến đấu ngoài mặt trận ..Những người bạn tôi tức giận muốn cho ông ta một bài học. Tôi phải năn nỉ họ đừng nên làm điều đó. Vì tôi nghĩ, chuyện ông Bửu Đức nhận Linh Phương đối với tôi không có gì quan trọng , và ông ta lại là chiến hữu, đã dâng hiến cho Tố quốc Việt Nam một phần thân thể của mình. Xương máu đó, sự hy sinh cao cả đó so với một chút danh vọng hảo huyền này có thấm vào đâu .




Cách đây hơn một năm, có một cô bé trên một website nước ngoài ,đã gửi tôi một lá thư như sau :
“ Kính chào chú Linh Phương, Thật bất ngờ và cảm động khi cháu được may mắn gặp và đọc được bài thơ "Kỉ Vật Cho Em" của chú. Cháu mừng quá nên đã mạng phép chú copy xuống đặng trình cho ba cháu cùng chia sẻ vì cháu trộm nghĩ, tác phẩm thơ này của chú qua dòng nhạc của bác Phạm Duy hiện diện khi cháu còn chưa ra đời, niềm tận hưởng và đồng cảm chắc chắn không thể chan chứa cảm xúc bằng như đối với ba cháu, một trong những người lính một thời thăng trầm binh lửa. Quả thật, ba cháu cũng rất xúc động và mừng rỡ khi được tận mắt đọc từng câu trong bài thơ của chú (bật mí chú nghe nha, ba cháu rất yêu thích bài hát "Kỉ Vật Cho Em" mà phải là Thái Thanh ca mới được :)) Riêng cháu, đây cũng là một cơ duyên để có dịp đối chiếu và so sánh tình thơ ý nhạc từ "Kỉ Vật cho Em" in both Vietnamese and English. Vì (không biết chú có biết không), bài thơ "Kỉ Vật Cho Em" của chú đã được một nhà văn Mỹ (Neil L. Jamieson) đề cập đến trong cuốn sách của ông ta (Understanding Vietnam) qua lời nhạc phổ Phạm Duy. Cháu xin post lại đây hòng chia sẻ cùng chú và các bạn đọc nha chú?


".....The words were originally written by Linh Phuong, a young ARVN combat officer, and then set to music by Pham Duy. A popular recording of this song featured a muted trumpet in the background and was sung to a slow, majestic beat. It was called" A Souvenir for You" :
You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply, that I will soon return.
.......................................................................
I will return, perhaps as a wreath of flowers
I will return to songs of welcome upon a helicopter painted white.
You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply, that I will soon return.
I will return on a radiant afternoon, avoiding the sun,
Wrapped tightly in a poncho which covers all my life.
...........................................................................
I will return, I will return upon a pair of wooden crutches
I will return, I will return as one with a leg blown off
And one fine spring afternoon you shall go down the street
To sip a cold drink beside your crippled lover.

You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply that I will soon return.
I will return and exchange a moving look with you
I will return to shatter your life
We shall look at each other as strangers.
Try to forget the days of darkness, my dear.
You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply that I will soon return.

This was still a hit song in South Vietnam in 1971.................."

Cuối cùng, kính chúc chú được vui, mạnh khỏe, và yêu đời nha chú.
Cháu: Phỉ Thúy

Lá thư khiến tôi vô cùng xúc động, vì thời gian trôi qua mấy mươi năm rồi, vẫn có người nhớ đến tác giả bài thơ phổ nhạc gây nhiều tranh cãi của thập niên 70.









Quay về năm 1971 ,có rất nhiều tin đồn về tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em, như ký giả Thiện Mộc Lan báo Đuốc Nhà Nam trong bài phỏng vấn tôi đã viết :”...Nghe nhiều anh em thuật lại những mẫu chuyện ngồ ngộ về Linh Phương như : Người ta đồn nào là Linh Phương Trung úy một chân, nào là Linh Phương tử trận ở chiến trường Hạ Lào, nào là Linh Phương Thiếu tá cụt tay TQLC, nào là Linh Phương hạ sĩ...Riêng kẽ viết bài này có dịp nghe độc giả Đuốc Nhà Nam kể qua tiểu sử của Linh Phương, chàng ta là Thiếu úy TQLC có tên thật là Vũ Đình T. nhà riêng ở đường Lê Quang Định –Gò Vấp ( Gia Định ). Ngày xưa Linh Phương thường làm thơ gởi đăng trên một trang “ búp bê” đê tặng cho người yêu học ở trường Gia Long. Trên những bài thơ dành cho cô nữ sinh trường áo tím đều có ghi “ Cho khung trời Gia Long “...”
Nói đến trang “ búp bê” tôi nhớ lại thời mới lớn của mình.khoảng năm 1966 , lúc ấy tôi là trưởng nhóm Văn nghệ Hoa Đông Phương. Tôi là người viết rất nhanh, và là người hoạt động năng nổ nhất trong nhóm văn nghệ. Tôi vừa làm thơ người lớn, vừa làm thơ cho tuổi mới lớn .Trên nhật báo Tiền Tuyến có trang “ Tuổi Xanh “ do chị Tần Vy phụ trách ; trang thơ người lớn thì nhà văn Viên Linh tuyển chọn. Tôi đăng thơ cả hai nơi,không hiểu sao thời gian đó tôi viết nhiều đến thế. Trang “ Tuổi Xanh “ thường ưu tiên đăng nguyên chùm thơ, 5-7 hoặc trên 10 bài một lúc cho những cây viết hàng đầu của tờ báo này . Ở trường nữ trung học Gia Long thì có Uyên Mai – Hoàng Oanh ( nhóm Áo Trắng ) ; nữ trung học Trưng Vương có An Khanh- Uyên Ly ( nhóm Hoa Phương ) ; nữ trung học Lê Văn Duyệt có Hoàng Trần Đổ Quyên( Sài Gòn lúc bấy giờ có 3 trường nữ trung học nổi tiếng là Gia Long – Trưng Vương và Lê Văn Duyệt ) ; còn Văn nghệ Hoa Đông Phương thì có tôi . Tờ Dân Chủ của nhà văn Nguyễn Thạch Kiên thì có trang “ Họa Mi “ hay “ búp bê “ gì đó, mấy mươi năm rồi, tôi không biết trí nhớ của mình còn chính xác chăng ?
Chi tiết tôi thường làm thơ đề tặng môt cô nữ sinh trường áo tím ghi “ cho khung trời Gia Long “ thì đúng.Mối tình mới lớn theo thời gian chẳng lớn hơn chút xíu nào cả,bởi vì yêu một người mà người đó không yêu mình. Thất tình là cái chắc . Mà thất tình dĩ nhiên là khổ, cái khổ của thất tình giống như căn bệnh đờ đờ đẩn đẩn vậy .”Ai chưa qua chưa phải là người “ mượn lời nhạc “ Thói Đời “ của nhạc sĩ Trúc Phương để ví von chuyện thất tình thời nhát gái còn bày đặt yêu đương của tôi.

( còn nữa )

No comments:

Post a Comment